VẬT PHONG THỦY - BÌNH PHONG

Chuyên gia trang trí phong thủy Master Miu (Miu Decor) khuyên các bạn nên mở rộng tầm nhìn về vật phong thủy thời hiện đại, không nên gò mình với vật liệu cổ và hoà mình theo xu hướng phát triển của nó. Tập trung vào công năng và mục đích sử dụng nhưng không bỏ qua yếu tố thẩm mỹ.

BÌNH PHONG là vật dùng để chắn gió hoặc chắn một đoạn tầm mắt, hay che cho đỡ trống trải, thường xây bằng gạch trước sân hay làm bằng những khung gỗ có căng vải đặt trong phòng, hoặc có thể là một tấm mành gỗ còn gọi là rèm phát triển như ngày.

Bình phong là một loại đồ dùng được đặt đứng, nó bao gồm nhiều tấm bảng được kết nối với nhau bằng bản lề hay một phương tiện nào đó. Bình phong có nhiều dạng thiết kế và được làm từ ốp nhiều loại vật liệu khác nhau, chủ yếu dùng để trang trí. Nó có xuất xứ từ Trung Hoa cổ đại, sau đó được du nhập vào các nước Đông Á, châu Âu và những nơi khác trên thế giới.

(Trang trí phong thủy là một phương pháp hiệu quả nhất trong thuật phong thủy Mật Tông Tây Tạng, vừa giúp cho ngôi nhà của bạn đầy năng lượng mà không cần phải đập phá sửa chữa.)

Mặc dù có xuất xứ từ Trung Hoa, hiện nay bình phong có thể được nhìn thấy trong nhiều bản thiết kế nội thất khắp thế giới. Một trong những công dụng của bình phong là che chắn cho không gian trong gia đình, như tên của nó trong ký tự Trung Hoa (屏 bình; che chắn) và (風 phong, gió). Nó cũng được dùng để tạo không gian riêng tư; như vào thời xưa, bức bình phong thường đặt trong phòng thay đồ của nữ. Bình phong có thể được dùng để phân chia một căn phòng lớn thành nhiều phần hay tạo ra một lối đi ngay tại cửa ra vào, tạo một không gian trầm mặc, hay che đi lối vào nhà bếp, nó cũng có thể dùng như một vật trang trí tô điểm thêm cho không gian.

Bức bình phong cổ ở xứ Huế gồm đủ loại chất liệu như gỗ, đan mây, vải, đá, gạch... song phổ biến nhất là loại bình phong xây bằng gạch đá, có kích thước lớn, ở ngoài trời. Thường được trang trí công phu bằng cách chạm trổ, ghép sành sứ với các biểu tượng và mô típ: phúc- lộc- thọ- hỷ hay các linh vật như long, lân, quy, phụng, long mã... Làm nên giá trị mỹ thuật của bình phong cổ xây bằng đá gạch, không thể không kể đến công lao sáng tạo, truyền nghề của các nghệ nhân khảm sành sứ “giỏi nhất” thời Nguyễn, trên đất Phú Xuân- Thuận Hoá, như cụ Bát Mười, ông Trương Cửu Lập. Nghệ thuật trang trí khảm sành sứ thường được sử dụng để trang trí ở cổng chùa đình, nóc mái, cửa sổ, đặc biệt là bình phong.

Hiện nay bức bình phong được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, màu sắc phong phú; kiểu dáng, hoa văn đa dạng đáp ứng mọi yêu cầu, sở thích của người dùng.

Công năng và ý nghĩa của bức bình phong trong phong thủy

Ngoài công năng sử dụng thông thường là để ngăn phòng và trang trí thì trong phong thủy bức bình phong cũng có rất nhiều công dụng. Có thể kể đến bức bình phong có khả năng hóa giải và làm chậm lại các dòng năng lượng xấu đang di chuyển nhanh ở trong nhà.

Ngoài ra, bức bình phong còn có tác dụng làm giảm bớt tính vượng của Hỏa khí trong nhà. Theo thuyết Âm Dương ngũ hành thì phía trước nhà thuộc hành Hỏa (tức ở phía Nam). Hỏa khí quá vượng sẽ không tốt cho người vợ và trẻ nhỏ ở trong nhà.

Vị trí đặt bức bình phong phù hợp theo phong thủy

Vị trí đặt bức bình phong rất quan trọng, nếu được đặt đúng vị trí nó có khả năng thu hút sinh khí, vạn sự hưng thuận mang đến nhiều sự tốt đẹp cho gia chủ. Cụ thể bức bình phong nên được đặt ở vị trí sau:

Bức bình phong có thể đặt ở khu vực huyền quan (khoảng không gian giữa cửa chính và phòng khách). Đặt bình phong ở đây vừa giúp đảm bảo sự riêng tư cho gia chủ, vừa ngăn cản được các luồng khí xấu từ bên ngoài vào trong nhà.

Gia chủ nên đặt bức bình phong ở vị trí dễ sinh hòa khí, làm cho trường khí ở trong phòng được cân bằng.

Gia chủ tránh đặt bình phong và ghế sofa quay lưng lại với nhau và bình phong kỵ đối diện với cửa phòng bếp.

Trường hợp nhà có cửa chính ở đối diện với hành lang hoặc lối đi (xuyên tâm kiếm) thì nên đặt một tấm bình phong để tránh sát khí vào nhà.

Nếu hướng xuống của cầu thang đối diện với cửa đi thì việc đặt một tấm bình phong sẽ giúp tài khí trong nhà không thoát ra ngoài.

Ngoài ra các trường hợp sau đây cũng nên đặt một tấm bình phong:

Chắn cửa nhà vệ sinh với cửa bếp

Chắn ban công với cửa chính

Chắn cửa sổ thông với cửa chính

Bàn làm việc đặt quay lưng về phía cửa chính

Phòng ngủ có nhà vệ sinh khép kín bên trong, ngoài cửa phòng cũng nên đặt một bình phong che đi.

Nhìn chung bức bình phong có rất nhiều tác dụng đối với căn nhà và cũng có rất nhiều vị trí đặt để mang lại những điều may mắn theo phong thủy cho nhà bạn.

Hiện nay, bức bình phong đã được phát triển và cải tiến đi rất nhiều để phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của người sử dụng.

Biên soạn: Chuyên gia phong thủy Master Miu