Lý thuyết ÂM DƯƠNG – NGŨ HÀNH là một lối giải thích sự cấu tạo và vận chuyển của vũ trụ.
Trước hết đây là một vũ trụ quan của TRUNG HOA, nghĩa là một quan niệm về sự hình thành và sự biến hóa của vạn vật trong vũ trụ, tức là không gian và thời gian. Theo cổ nhân Trung Hoa, lúc đầu vũ trụ chỉ là một khối hỗn độn không rõ được bản chất và đặc tính được gọi là Thái Cực, trong đó chứa sẵn hai động thể tương phản mệnh danh là khí ÂM và khí DƯƠNG. Hai khí này kết hợp với nhau để sinh hóa mãi mãi, tạo thành bốn bộ mặt hay Tứ Tượng (hình dung bằng 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông). Từ đó, Tứ Tượng nhờ ảnh hưởng không ngừng của ÂM – DƯƠNG khi sinh thêm tám hiện tượng mới:
KIỀN chỉ trời – Khảm chỉ nước – Cấn chỉ núi – Chấn chỉ sấm sét – Tốn chỉ gió – Ly chỉ lửa – Đoài chỉ mây hay đồng cỏ, bình nguyên.
Tám hiện tượng này được gọi là TÁM QUẺ hay BÁT QUÁI, thể hiện 8 hình dạng khác nhau của vũ trụ. Đó là nói về dạng.
Còn chất của vũ trụ cũng được thoát sinh từ BÁT QUÁI, do ÂM – DƯƠNG làm động lực, gồm 5 loại gọi là NGŨ HÀNH.
KIM chỉ vàng hay nói chung các loại kim khí – MỘC chỉ cây cỏ - THỦY chỉ nước, chất lỏng – HỎA chỉ lửa, hơi nóng – THỔ chỉ đất, khoáng chất trừ kim khí.
Tóm lại, cổ nhân TRUNG HOA cho rằng luật sinh hóa liên tục giữa hai khí ÂM và khí DƯƠNG trong THÁI CỰC phát sinh ra 4 tượng, 8 dạng và 5 chất, nói văn hóa TỨ TƯỢNG – BÁT QUÁI VÀ NGŨ HÀNH.
Đến giai đoạn này thì NGŨ HÀNH tiếp sinh lẫn nhau theo một quy tắc cố định và một chiều: MỘC sinh HỎA, HỎA sinh THỔ, THỔ sinh KIM, KIM sinh THỦY và THỦY sinh MỘC, tứ là 5 vòng sinh theo thứ tự kể trên.
Ngược lại 5 chất đó cũng có đối kỵ nhau, gọi là khắc. Ý niệm này tương đối mới mẻ vì THÁI CỰC đến NGŨ HÀNH, cổ nhân chỉ nói đến sinh. Mãi đến NGŨ HÀNH mới đề cập khắc. Qui tắc khắc cũng cố định và một chiều theo thứ tự: MỘC khắc THỔ, THỔ khắc THỦY, THỦY khắc HỎA, HỎA khắc KIM, KIM khắc MỘC, tức là cũng có 5 vòng khắc.
Sự sinh và khắc này định lệ chung của vạn vật trong không gian và thời gian, là nguyên tắc căn bản của đạo dịch (con người biến hóa)
Cái lối quan niệm về sự hình thành và sự biến hóa của vũ trụ này được cổ nhân Trung Hoa đồng hóa con người.Nói như thế nghĩa là cổ nhân Trung Hoa cho rằng con người được hình thành do sự kết hợp của khí ÂM – DƯƠNG và 5 chất NGŨ HÀNH. Con người cũng biến đổi theo qui luật sinh khắc của 7 yếu tố đó.
Thành thử mới đặt ra, trai là Dương và gái là Âm, trai gái điều được kết hợp 5 chất theo qui luật sinh khắc kể trên. Vũ trụ sinh động nhờ ÂM DƯƠNG – TỨ TƯỢNG – BÁT QUÁI – NGŨ HÀNH thì con người cũng biến dịch như thế.
Vì đồng chất và đồng biến, nên giữa vạn vật và con người có mối tưng ứng mật thiết: đó là tinh lý của thuyết “THIÊN NHÂN TƯƠNG DỮ” hay là thuyết “THIÊN ĐẠI VẠN VẬT đồng nhất thể”.
NHẬN ĐỊNH VỀ SỰ CẤU TẠO VÀ SỰ CHI PHỐI CỦA ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH
Quan niệm vũ trụ của cổ nhân Trung Hoa có giá trị gì?
Chỉ có thể có hai khảo hướng nhận xét vũ trụ quan Trung Hoa
1. ĐỨNG TRONG KHUÔN KHỔ CỦA TƯ TƯỞNG TRUNG HOA
2. ĐỨNG TRONG KHUÔN KHỔ CỦA TÂY PHƯƠNG
(Còn tiếp)
Biên soạn: Chuyên gia phong thủy Miu Decor