LÝ THUYẾT ÂM DƯƠNG DƯỚI 2 GÓC NHÌN TÂY - PHƯƠNG (P.3)

II. TƯ TƯỞNG TÂY PHƯƠNG

Trước những dị biệt sâu xa về ý niệm nêu trên, việc phê bình Triết Đông bằng khảo hướng. Tây phương cũng là một việc làm bạo đầy dẫy bất trắc, sai lầm. Đông học và Tây học khác nhau sâu sắc về các định đề căn bản, về khảo hướng và phương pháp, từ đó về nội dung các ý niệm chưa kể đến sự khác biệt về thế đứng siêu hình hay vật chất của mỗi ngành học.

1. Về phương diện định đề, các ý niệm về vũ trụ của Trung Hoa có tính cách tiên thiên ( a proiori), điều mà Tây phương chỉ chấp nhận sau khi được chứng nghiệm bằng phương pháp riêng của Tây phương, dựa trên thí nghiệm và ứng dụng, do đó chỉ xem các ý niệm tiên thiên như các giả thuyết.​

2. Về mặt khảo hướng, Trung Hoa tìm hiểu vũ trụ bằng trực giác và sự quan sát đơn sơ các hiện tượng. Mặt khác tri thức về vũ trụ của Trung Hoa không duy thức, tức là không nhằm đào sâu sự hiểu biết cặn kẽ, mà chỉnh là duy đạo đức, dùng vũ trụ quan để hướng dẫn nhân sinh quan, lấy việc của vũ trụ mà dạy phép khu xử cho người đời. Trong khi đó phương Tây phân biệt rõ rệt vũ trụ với đạo đức con người, và việc khảo sát vũ trụ chỉ nhằm mục đích chế ngự vũ trụ. Khảo hướng Tây phương, tuy có dùng đến quan sát và suy luận, song chủ điểm của phương pháp là thí nghiệm, phân tích vật chất, áp dụng lý – hóa – sinh đề tìm qui tắc cấu tạo và chi phối.

Do đó, cái nhìn vũ trụ của Tây phương là cái nhìn có tính chất vật lý, hóa học chứ không phải hoàn toàn cái nhìn siêu hình, phi lý hóa của Đông phương. Thành thử, trong khi Trung Hoa tổng hợp các hiện tượng bằng lý hội, dùng ngụ ý hoặc dẫn lý để hiểu sự vật thì Tây phương lại phân tích căn kỹ từng ý niệm bằng thí nghiệm, lấy khoa học soi sáng sự kiện, mổ xẻ vật chất để thí nghiệm từ đó trích ra các ý niệm đặc thù, các qui tắc chứng minh rồi mới lý hội sự vật, không bao giờ chịu ngụ ý mơ hồ hay tự mãn với lối suy luận đơn thuần, dù là suy luận duy lý.

TÍNH CÁCH ĐƠN SỞ CỦA SỰ CẤU TẠO VŨ TRỤ DUY KHÍ

Cổ nhân phái duy khí cho rằng vũ trụ có hai khí âm và dương tác hóa lẫn nhau để sinh vạn vật. Hầu hết các tác giả không mô tả lý tính và hóa tính của âm dương. Vì thế, điều này không làm thỏa mãn những người có ý thức khoa học Tây phương.

Sự phát triển của nền nguyên tử học ngày nay cho thấy trong nguyên tử điện (atome d’eclectricil: chỉ có hạt âm tử (electron) chưa âm điện. Âm tử này có thể ví như một khí (trong ý niệm khí Âm của duy khí luận Trung Hoa). Khí này không có hình chất (De-pourvu de support materiel) và là một thành tố đai đồng của vật chất (un constituent universel de la matiere).

Còn đối với các nguyên tử khác, cũng theo Larousse Encyclope-dique, sau các cuộc thí nghiệm từ 1911 của Rutherford, nguyên tử được hình dung như một tinh hệ trong đó có 3 thành phần chính:

  • Trung hòa tử (neutron)
  • Dương tử (proton), cả 2 nằm trong hạt nhân
  • Âm tử (electron) tức là các hạt bụi điện âm, kết thành đám mây bao quanh hạt nhân

Dương tử có dương điện, âm tử có âm điện, còn trung hòa tử thì phi điện (không có điện tích).

Như vậy nếu tính về khí thì trong nguyên tử có 2 khí âm dương thật, đúng như triết gia Trung Hoa đồng thanh xác nhận.

Nhưng, tính về số lượng thành tố cấu tạo, thì nguyên tử ít ra có đến 3, thay vì 2 như Trung Hoa nói. Trong triết học Trung Hoa, chỉ có một mình Lão Tử nói đến thành phần thứ ba trong Hạ Thiên: “Đạo sinh ra một, một sinh ra hai, hai sinh ra ba, ba sinh ra vạn vật. Vạn vật đều cõng âm và ôm dương điều hòa bằng khí trùng hư”

Nhưng, Lão Tử không mô tả khí trùng hư là cái gì, cho nên rất khó mà nói rằng Lão Tử đã ý niệm 3 kết tố trong vũ trụ, thể hiện trong “nguyên tử”.

Theo nguyên tử học Tây Phương, âm dương chỉ là 2 trong 3 thành tố của 1 nguyên tử, ba thành tố này bất khả phân trên mặt hóa học – chimiquement insecable. Sự hiện diện của trung hòa tử gắn liền với dương tử và âm tử. Vậy âm dương duy khí luận của Trung Hoa không có nói đến thành tố cấu tạo thứ 3, mà chỉ nói đến 2 khí âm dương.

Còn về sự cấu tạo NGŨ HÀNH, quan niệm duy khí Trung Hoa cũng quá đơn sơ vì nhiều lý do:

  • Chỉ chấp nhận có 5 chất trong vũ trụ mà thôi.
  • Cho rằng 5 chất này là 5 chất đơn chứ không phải là 5 hợp chất

TÍNH CÁCH MƠ HỒ CỦA SỰ CẤU TẠO VŨ TRỤ DUY KHÍ

Độc giả ngày nay rất khó tính khi thấy nói ÂM DƯƠNG mà thiếu giảng giải lý, hóa, nhiệt tính hoặc khi nói đến NGŨ HÀNH mà thiếu đề ra qui luật tác hợp khúc chiết. Đành rằng khoa Tử Vi có chịu khó đi sâu để phân biệt trong mỗi hành có 6 loại riêng (ví dụ thủy có Thiên Hà Thủy, Đại Khê Thủy, Đại Hải Thủy, Giản Hạ Thủy, Tuyền Trung Thủy và Trường Lưu Thủy) vị chi có 30 loại cho 5 hành. Nhưng với nhu cầu hiểu biết của độc giả ngày nay, 6 loại đó xem ra không đủ và không rõ để luận đoán. Ai cũng chờ đợi Tử Vi giải rõ đặc tích của Thiên Hà Thủy và Trường Lưu Thủy mà không thấy. Điều này làm cho sự luận đoán không có tiêu chuẩn cụ thể, chính xác, khiến cho mỗi người hiểu đặc tích của thể tài Thiên Hà Thủy một cách.

Độc giả phải tự hình dung lấy một ý niệm tổng quát như thế, theo sự hiểu biết riêng của mình.

TÍNH CÁCH ĐƠN SƠ CỦA QUI TẮC CHI PHỐI DUY KHÍ

Trong tư tưởng các triết gia duy khí, qui tắc biến hóa hầu như không được giải thích cặn kẽ. Cái cách sinh, từ Thái cực ra ÂM DƯƠNG, rồi ÂM DƯƠNG ra NGŨ HÀNH, TỨ TƯỢNG, BÁT QUÁI chỉ có thấy có vài tác giả đề cập lác đác và mơ hồ. Vấn đề sinh hóa được ngụ ý rất đơn sơ. Chu Hi có nói đến động từ “khí hóa” để hiểu là do khí biến hóa mà ra và động từ “hình sinh” để hiểu là sinh ra thành Hình.

Về khí hóa, ông nói: “Lúc trời đất sơ khai, kiếm thế nào cho ra một mầm giống người? Chỉ là khí “chung kết” mà tự thành ra 2 con người”. Về hình sinh, ông nói “Khí hóa là lúc ban đầu con người chưa có mầm giống mà rồi tự sinh

TÍNH CÁCH MƠ HỒ CỦA QUI TẮC CHI PHỐI DUY KHÍ

(Còn tiếp)

Biên soạn: Chuyên gia phong thủy Miu Decor