THUẬT PHONG THỦY tại Ai Cập Cổ Đại

Người Ai Cập cổ đại chọn nơi và hướng rất kỹ khi xây dựng kim tự tháp. Tất cả các kim tự tháp đều đúng hướng Nam Bắc, cùng đường sức từ với từ trường trái đất. Trong một kim tự tháp xây bằng đá hoa cương, có tính năng nạp điện có thể hấp thu và bảo tồn các tia vũ trụ, vỏ kim tự tháp xây bằng đá vôi. Đá vôi có khả năng ngăn chặn sự khuếch tán tia vũ trụ trong lòng kim tự tháp.

Do thiết kế hợp lý nên kim tự tháp bảo tồn các xác ướp được lâu dài. Nhiều nhà khoa học đã làm thí nghiệm, lấy hoa quả tươi để trong tháp sau nửa tháng vẫn tươi nguyên. Những người bệnh ngoài da, thần kinh suy nhược đều trị rất hiệu quả ở trong tháp. Kim tự tháp có lối thông gió thuận tiện cho sự giao lưu địa khí, linh hồn các Pharaong tự do ra vào, điều này giống như thuật Phong Thủy nước ta về mặt ý nghĩa.

Những con số bí ẩn của Kim Tự Tháp Chéops

Trong số ba ngôi kim tự tháp đẹp đẽ nhất, thì ngôi Chéops được chú ý hơn cả không phải vì nó hùng vĩ mà vì những kiểm chứng khoa học, thiên văn và trắc địa học mà nó đã cung ứng cho ta. Hiện nay tháp còn cao 137m, mặt đáy tháp hình vuông có cạnh dài 227m nặng gần 6 triệu tấn, gồm 2.300.000 tảng đá, mỗi tảng nặng ít nhất 2 đến 16 tấn. Nếu tháp rỗng ruột thì tháp có thể chứa trọn Vương Cung Thánh Đường.

Những tảng đá khổng lồ nặng hàng tấn được gọt đẽo khéo léo, tỉ mỉ và sự lắp ráp chính xác cho đến nỗi ta không thể chèn lưỡi dao bỏ túi vào giữa các mối ráp. Tại đây, ta cũng không nhận thấy dấu vết nào của xi măng. Vì vậy, các kiến trúc sư ngày nay mới hết lời khen ngợi là: Vào lúc xây kim tự tháp Chesops, người Ai Cập đã kết hợp khoa xây tô với chiếc kính lúp của người thợ sửa đồng hồ.

Những cơn mưa to, những trận cuồng phong, bão cát, những buổi trưa nắng như thiêu đốt, những đêm giá buốt thấu xương,... Cũng không làm hư hại được các tảng đá chồng chất lên nhau thành 203 nấc, mỗi nấc thụt vào bên trong một chút như những nấc thang khổng lồ đưa người ta đến tận đỉnh tháp để từ đó nhìn rõ thủ đô Cairo, sa mạc E.Gizeh và dòng sông Nil.

Kim tự tháp Chesops vừa là ngôi mộ, vừa là một cái tủ sắt khổng lồ đầy bí mật mà càng ngày các nhà bác học càng khám phá thêm nhiều điều kỳ lạ và lý thú.

Muốn tìm chu vi và diện tích của một vòng tròn, ta lấy số Pi nhân cho đường kính và cho bình phương của bán kính . Vào thời của Archimède (thế kỷ III trước Công Nguyên) người ta cho trị số của pi là 3,1428.

Có ai trong chúng ta – các bạn trẻ lẫn người dịch bài sưu khảo này – ngờ rằng trước Archimède tới 2.500 năm, các nhà toán học Ai Cập đã tìm ra trị số của pi chính xác hơn trị số do Archimède tìm ra:

Chu vi mặt đáy kim tự tháp Chéops là: A = 931,22m

Chiều cao của tháp là: B = 148,208m

Lấy tỉ số A/2B, ta có: 931,22/(2x148,208) = 3,1416

Chu vi mặt đáy tháp tính bằng “phân của thước thiêng liêng” dài được 36,524 phân. Số này diễn tả một cách tượng trưng số ngày trong một năm dương lịch: 3675/24 ngày/năm. Phải chăng người Ai Cập cũng than thở về kiếp sống quá ngắn ngủi của con người: “Trăm năm trong cõi người ta”.

100 x 365,24 = 36524

Một năm dương lịch có 365,24 ngày, một con số mà cả người Hy Lạp lẫn người La Mã đều chưa tính ra được.

Người ta phải san bằng 54.000m3 đất đá ngổn ngang để làm nền cho kim tự tháp. Hiện nay độ chênh lệch giữa hai cạnh đối nhau của mặt đáy là 10cm. Đây là độ lệch lúc xây cất hay do bị lún sau gần 5.000 năm đứng chơi vơi giữa trời.

Năm 820 sau Công Nguyên, Quốc vương Hồi giáo Ai Mamoun cho phép một phái đoàn khoa học vào kim tự tháp. Họ gặp một chiếc rương kỳ lạ bằng đá hoa cương đỏ nu đánh bóng thật kỹ. Rương này không phải là quan tài vì nó không có nắp và lại quá lớn, không thể khiêng theo ngõ hành lang mà vào tháp được. Vậy rương được đưa vào đây lúc xây cất, rương dài 1,97m ngang 0,68m và sâu 0,85m. Thể tích toàn thể của nó lớn bằng hai lần dung tích. Dung tích của rương là 69.000 tấc khối thiêng liêng, mối quan hệ giữa hai thể tích khiến ta suy luận rằng đây là một đơn vị đo lường.

Nếu ta nhân 69.000 cho mười rồi chia tam thừa của 50 (50m3 là số thường thấy trong hệ thống tính toán của người cổ Ai Cập) thì đáp số là 5,52 đây là tỉ lệ trọng lượng trung bình của trái đất.

                                 (69.000x10)/50 mũ 3 = 69.000/125.000 = 5,52

Kim tự tháp Cheesops là một tòa kiến trúc quái dị, một pho sách bằng đá chứa đầy bí mật. Tuy biết nói mà như câm lặng, tuy câm lặng mà như biết nói. Tháp sẽ nói ra hết những bí mật nó giữ kín 5.000 năm qua cho những ai chịu cực khổ với nó, sống chung với nó và nhất là lúc nào cũng tìm hiểu nó.

Biên soạn: Chuyên gia phong thủy Master Miu