THUẬT PHONG THỦY tại Hy Lạp – La Mã cổ đại

Ngược dòng lịch sử, trở lại bán đảo Ban Căng cách đây hai, ba ngàn năm, cái nôi văn hóa để sản sinh sử thi Hô-e, thai nghén và nảy sinh trí thức Địa lý học nổi tiếng trong đó có luật về Phong Thủy. Dưới đây xin giới thiệu sơ lược ba nhà Địa lý học.

Hipocrát (460-377 trước CN), thầy thuốc Hy Lạp, người đặt nền móng cho y học phương Tây. Trong văn tập của ông có ghi lại trước tác “Bàn về gió, nước và hoàn cảnh” của một thầy thuốc vô danh. Sách này coi hoàn cảnh là một hệ thống định ước mối quan hệ tương hỗ của sự tồn tại của xã hội, luận chứng giữa mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh.

Tác giả cho rằng các bệnh tật của cư dân thành thị thường liên quan tới vị trí nhà ở đối với gió Đông, Tây, Nam, Bắc. Phàm nơi ở đón gió Đông thì sức khỏe cư dân bị kém. Tác giả còn phân tích đối với Thủy (nước) chia thủy thành tù thủy (nước tù), tuyền thủy (nước suối), nham tâng thủy (nước mạch từ khe đá), vũ thủy (nước mưa), tuyết thủy (nước tan từ tuyết)

Nguồn nước quyết định chất nước, chất nước quyết định sức khỏe con người. Tác giả còn cho rằng hoàn cảnh có ảnh hưởng tới phương thức sinh hoạt của con người. Cư dân ở nơi không khí ngột ngạt ở vùng lòng chảo vì khí hậu rất ít thay đổi nên ẩm thấp, con người sinh lười nhát không thích hoạt động, cơ thể của họ không thích cọ xát để rèn luyện tinh thần dũng cảm. Cư dân ở vùng mưa nhiều khí hậu có nhiều biến đổi thì cần cù, dũng cảm, nóng nảy, thô bạo. Cư dân vùng cao nguyên gió lộng thì thân thể cao lớn. Cư dân vùng đất đai khô cằn, khí hậu bất thường, thì thân thể gầy yếu tính tình cố chấp.

“Bàn về gió, nước và hoàn cảnh” thiên về khái quát, chú ý tới quy luật, nhấn mạnh mọi mặt của con người được quyết định bởi hoàn cảnh. Sách này quá nhấn mạnh hoàn cảnh, thiếu phần luật giải quan hệ nhân quả giữa con người và hoàn cảnh. Đây là một thiếu sót. Dù vậy sách này vẫn được mọi người coi trọng, được Hipocrát từ góc độ y học mà đưa vào văn tập của ông. Vì vậy có người cho rằng đây là trước tác của ông.

Học giả đương đại người Pháp Pâôlôpéttti nổi tiếng về nghiên cứu cổ Hy Lạp đánh giá cao sách này. Trong sách “Địa lý học của người Hy-La” ông viết: “Sách này đã mở đường thênh thang cho việc nghiên cứu Địa lý vì trước đó chưa ai nghiên cứu cơ bản Địa lý học, nghiên cứu phương thức sinh hoạt của tập đoàn người trong hoàn cảnh tự nhiên một cách cơ sở và hệ thống”.

Một học giả cổ Hy-La khác là Olymbia (208-126 trước CN), ông rất coi trọng chí học, coi thủy văn hoặc núi non là nhân tố chủ đạo của vùng đất được khảo cứu, căn cứ vào đất đai màu mỡ hoặc khô cằn mà nhận xét tính cách ôn hòa hoặc thô bạo của cư dân. Tác phẩm “lịch sử” của ông hiện còn rất ít trích đoạn.

Một học giả cổ Hy-La tên là Acranist (190-105 trước CN), ông viết tác phẩm “Hồng Hải”. Đây là một trước tác về Địa lý học giữa con người và hoàn cảnh. Qua nghiên cứu về con sông, trình bày và phân tích mối quan hệ giữa người và dòng sông và qua nghiên cứu về các bộ lạc sở tại, ông nêu con người muốn sinh tồn phải thích ứng với hoàn cảnh, ví dụ cư dân vùng ven biển đất đai lồi lõm (ở Hồng Hải) chọn cửa nhà ở phía Bắc là để tránh nóng.

Kiến thức Địa lý học cổ Hy-La rất phong phú. Từ Aristote đến Acranist đều đạt thành tựu hiển nhiên về địa chất học, thủy văn học, khí hậu học mà đáng nể nhất là về cơ bản, trí thức Địa lý học của họ không mang màu sắc mê tín, không mang những quan niệm thần bí như phong thủy truyền thống nước ta. Đáng tiếc là Địa lý học cổ Hy-La khi bước vào Trung thế kỷ thì bị suy yếu, thậm chí đứt đoạn, còn Phong Thủy ở nước ta lại thịnh hành ở Trung thế kỷ, từ đế vương đến dân thường đều tin theo. Khi lịch sử phát triển sang thời kỳ Cận đại, Địa lý học cổ Hy-La đã cung cấp những tiền đề khoa học cho sự phục hưng của phương Tây.

Dịch vụ tư vấn phong thủy nhà ở Danelion xin kính chào quý khách ! Chúng tôi xin được chia sẻ đôi điều về phong thủy nhà ở

Biên soạn: Chuyên gia phong thủy Miu Decor