THUẬT PHONG THỦY tại Nhật Bản hiện tại

Nhật Bản sau “đại cải cách” thành lập chế độ phong kiến, đứng đầu là Thiên Hoàng. Năm 710-794 là thời kỳ Nại Lương đóng đô ở Bình Thành Kinh. Bình Thành Kinh mô phỏng kết cấu và quy hoạch Tràng An đời Đường, năm 794 dời đô về Bình An Kinh mở đầu thời kỳ Bình An cho đến năm 1192 mới chấm dứt.

Địa hình của Bình An Kinh được khảo sát rất kỹ. Ba mặt Đông, Bắc, Tây đều dựa núi, mặt Nam là đồng bằng rộng thấp và bằng phẳng, đầu nút của đồng bằng là vịnh Đại Bản. Hai con sông Quế Xuyên và Gia Mậu chảy qua kinh thành từ Bắc xuống Nam, trong thành có nhiều con suối, ngoài thành rừng cây xanh tốt. Cư dân ở đây được hưởng ánh trăng chan hòa và khí hậu ấm áp: Nước dùng rất sẵn lại tránh được nạn lụt. Đây là cát địa “tàng phong tụ khí”, “Long bàn hổ cứ” như nhà Phong Thủy cực lực tán dương.

Chính trong thời địa Bình An, sách “Tác đình ký” ra đời. Sách này được truyền lại nay là quyển “Tác đình kỳ mật sao” có giá trị vĩnh cửu. Qua sách này thấy rõ dân chúng Nhật Bản thịnh hình Phong Thủy, họ coi Thanh Long, Bạch Hổ, Châu Tước, Huyền Vũ là thần của bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc lại căn cứ vào thủy thổ, lâm thổ trước, sau nhà để đoán định dữ lành của người như:

Nước từ phía Đông chảy đến rồi chảy đi theo hướng Tây Nam, là cái lợi nhất. Thanh Long thủy đưa các loại ố khí để cho Bạch Hổ rửa sạch, thì chủ nhà không bị ốm đau vì nhiễm phải khí xấu, tâm tình nhàn nhã, vui vẻ. Do đó phải uốn nắn dòng chảy ở ngoại vi nhà ở.

Nếu như từ hướng Bắc chảy xuống thì phải làm cho dòng chảy rẽ sang phía Đông rồi mới chảy sang phía Tây. Dĩ nhiên cứ để chảy theo hướng Bắc Nam cũng không xấu, lấy âm hội dương, vẫn phù hợp với lý lẽ của Phong Thủy. Ngoài ra chỗ đất mà nước chảy quanh gọi là bụng rồng là đất lành.

Nếu ở vào chỗ lưng rồng là xấu, quanh nơi ở nên trồng cây để trở thành đất có đầy đủ bốn thần. Nước từ chỗ ở chảy về Đông là Thanh Long nếu không có dòng chảy thì có thể trồng chín cây liễu để thay Thanh Long, phía Tây có đường lớn là Bạch Hổ nếu không có đường thì phải thay bằng cây thụ. Phía Nam có ao đầm là Châu Tước nếu không có ao đầm, phải thay bằng chín cây quế. Phía Bắc có Huyền Vũ nếu không có núi, phải trồng ba cây khoái để thay Huyền Vũ. Vậy là các mặt đủ bốn thần cư ngụ ở đây đảm bảo có phước lợi, không ốm đau, sống lâu.

Trước khi dựng nhà người Nhật đều mời thầy xem Phong Thủy, phải cử hành nghi thức địa trấn sát trước khi khởi công. Trước khi làm lễ, cắm bốn cành trúc còn cả lá ở bốn góc nền, ở chính giữa thì cắm thần li để làm nơi cúng tế. Sau đó thỉnh thần chủ trừ yêu, tuyên đọc lời mừng và chôn hình nhân nhỏ bằng sắt vào dao kiếm để loại bỏ điều dữ. Nhà sắp làm xong thì phải làm lễ cúng nóc nhà, trên nóc cắm một cây quạt để mời thầy giáng lâm, lại dựng cung tên bắn ma quỷ. Những nghi thức này không những áp dụng trong cư dân, mà ngày cả nhà bê tông cốt thép của những công ty lớn cũng áp dụng.

Người Nhật không cho là mê tín, mà cầu mong điều lành, động viên về tinh thần, tăng niềm tin. Qua nghi thức, chủ nhà và người thi công tăng cường mối quan hệ mới đảm bảo tính thận trọng của việc xây dựng nhà cửa.

Người Nhật chú ý ngày tốt. Trên rất nhiều loại lịch ở Nhật từ ngày thứ hai đến ngày thứ bảy đều ghi cát hung ở dưới hoặc ở bên cạnh, như đại an, hữu dẫn, tiên thắng, xích khẩu, tiên phụ, phật diệt,... Đại an, nghĩa là rất bình yên, là ngày hoàng đạo, mọi sự đều tốt. Hữu dẫn tức ngày tốt một nửa, ban ngày xấu, ban đêm tốt, ngày này dứt khoát không được cử hành tang lễ, đề phòng linh hồn người chết dẫn bạn bè xuống âm phủ. Tiên thắng tức là đến trước thì thắng, ngày hôm đó làm gì cũng phải tranh thủ làm trước. Tiên phụ tức là đến trước thì thất bại, ngày hôm đó làm việc phải thong thả, không được xuất đầu lộ diện, ngày này buổi sáng tốt, buổi chiều xấu, đến trước có thể thua cuộc. Xích khẩu nghĩa là miệng vết thương đầy máu tươi, phải đề phòng xảy ra máu chảy, ngày này sớm, tối đều xấu nhưng chín giờ sáng đến ba giờ chiều thì tốt. Phật diệt là ngày cực xấu, mọi người không nên làm những ngày trọng đại vào ngày này.

Người Nhật yêu thích thiên nhiên, coi trọng hoàn cảnh Địa lý, rất sùng bái núi, đá, nước, đất. Họ rất giỏi tiếp thu văn hóa ngoại lai, tiếp thu có phê phán để cải tạo. Ngay từ thời kỳ Nại Lương đã có hơn 10 đoàn sư thần đến Trung Quốc – đời Đường đem về một khối lượng lớn sách kinh điển, mô phỏng Trung Quốc về các mặt kiến trúc, Địa lý, lễ nghi. Ta thấy người Nhật coi trọng Phong Thủy không phải là ngẫu nhiên.

Các học giả Nhật Bản đã bắt đầu nghiên cứu Phong Thủy của dân tộc mình. Cát Dã Dụ Tử xuất bản “Âm Dương Ngũ Hành Dân Tộc Nhật Bản”, “Kinh dịch với cúng tế” đã dịch ra tiếng Trung Quốc, rất nên đọc.

Biên soạn: Chuyên gia phong thủy Master Miu