THUẬT PHONG THỦY tại Việt Nam xưa và nay

Theo các nhà nghiên cứu, Cao Biền đã truyền thuật Phong Thủy sang Việt Nam và thuật này phát triển vào thế kỷ 17.

Nhưng theo một thuyết nữa, thì lại nói ta có thuật Phong Thủy trước Trung Quốc. Để dẫn chứng, thuyết này đưa ra những tài liệu khảo cổ ở vùng Hàm Rồng (Thanh Hóa).

Tại đây, ở một địa điểm (có lẽ người xưa cho là kết, phát), người ta đào thấy bốn ngôi mộ đặt chồng lên nhau, ở bốn tầng đất: hai tầng trên là hai ngôi mộ người Việt, tầng thứ ba là ngôi mộ của người Hán, tầng thứ tư dưới cùng là của người Việt. Việc này chứng tỏ người Việt biết thuật Phong Thủy và biết làm địa lý từ thời Hán và có thể trước đó nữa.

Nói đến thuật Phong Thủy, tương truyền người ta còn nhắc tới “Thánh” đại lý Tả Ao, là người thứ nhất học được khoa Địa lý chính tông và là nhà địa lý giỏi nhất Việt Nam xưa kia. Ông có tên là Nguyễn Đức Huyên, người làng Tả Ao, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, nhà nghèo, sinh vào thời Lê – Trịnh. Mồ côi cha từ nhỏ, mẹ mù lòa, anh ruột cũng nghèo. Là người có hiếu, ông Tả Ao (về sau nhân dân lấy tên làng thay cho tên ông) học làm thuốc, chữa cho mẹ khỏi lòa và chữa cho một thầy địa lý khỏi đau mắt gần mù, rồi được thầy truyền cho khoa Địa lý chính tông.

Theo truyền thuyết, sau khi để trượt hai huyệt Đế Vương, mộ cha táng ở đất Cửu Long tranh châu bị thầy địa lý Tàu sai con sang phá.

Còn bộ xương của mẹ khi ông dận mạch cho rồng há mồm thì ông anh ruột vì sợ mà ném bị đựng xương mẹ trượt ra ngoài hàm rồng, rơi xuống biển. Từ đó, ông Tả Ao chán đời, đi lang thang khắp nơi trong nước và làm Địa lý giúp đỡ. Ông không truyền nghề Địa lý này cho ai, nhưng tương truyền ông có làm hai văn bản dạy Địa lý được các đời sau in thành sách.

Một là tập “Địa Đạo Diễn Ca”, có 120 câu văn vần. Hai là tập “Dã Đàm Tả Ao”, bằng văn xuôi.

Các thầy Địa lý ở nước ta cho đây là hai tập sách rất tốt. Nó xuất phát từ môn Địa lý chính tông, từ căn bản chú trọng tìm cho thấy Long Châu huyệt đích. Sau đến phần chi tiết nói thêm những điều phụ vào phần căn bản. Người nước ta thời xưa rất thích hai tập sách này, vì một lẽ, dễ đọc, dễ hiểu, dễ tiếp thu và dễ thực hành hơn là những sách du nhập từ Trung Hoa sang, rất rắc rối, mông lung, khó hiểu.

Đơn cử một đoạn ông dạy về tầm long (tìm mạch) và phân biệt các loại mạch:

Mạch có mạch âm, mạch dương

Mạch nhược, mạch cường, mạch tử, mạch sinh

Sơn cước mạnh đi rành rành

Bình dương mạch mạch lẫn nhân tình khôn thông

Có mạch qua ao, qua sông

Qua đầm, qua núi, qua đồng, qua non

Lại có mạch phát ngôi Dương

Nhìn xem cho tường mạch ấy làm sao?

Mạch thô đi chẳng khép vào

Vốn đi một chiều ấy mạch phát Dương

Ba mươi sáu mạch cho tường

Trước là cứ phép sau y lời truyền.

Và đây là phép điểm huyệt (là chỉ hình dáng chỗ đất kết, đặt mộ vào đó là kết) trong tập “Dã Đàm Tả Ao”

Oa: “Khum khum gọng vó, chẳng nó thì ai” nghĩa là huyệt ở chỗ trũng thì nó khum khum như gọng vó đặt ngửa.

Kiểm: “Thè lè lưỡi trai chẳng nó thì ai” nghĩa là hình nó như cái khóa (dài), đặt nằm, hay như cái lưỡi trai thè lè ra.

Nhũ: “Thắt cuống cà, sa đít nhện” nghìa là hai bên có tay Long, tay Hổ, cao hơn huyệt là thắt lại, ríu vào nhau, như hai dảnh của cuống cà, chỗ huyệt kết phồng lên như đít con nhện, hoặc như quả bí, quả bầu, cái vú.

Ngoài hai tác phẩm này của Tả Ao, Việt Nam không có sách Địa lý nào đã in thành sách được lưu truyền lại.

Ở nước ta, còn có một thầy địa lý nữa tên là Hòa Chính được Trịnh Sâm cho qua học ở Trung Hoa, thành tài. Lúc về, ông có viết sách, chưa được in nên nay chỉ có những bản thảo, sao chép lại, không chắc có đúng nguyên văn của ông không. Sau khi Trịnh Sâm muốn cướp ngôi nhà Lê, sai ông đặt hướng và xây lại thành Cổ Loa để thành một đế đô, ông không làm, bị chúa Trịnh đổ chỉ nóng mù cả hai mắt và bị chết.

Nhìn chung các triều đại Việt Nam, Trung Hoa rất tin vào thuật phong thủy. Từ việc xây dựng cung điện, lăng miếu đến định kinh đô đều có xét đến phong thủy. Trong bài: “Chiếu thiên đô” đời Lý có đoạn viết “Huống chi thành Đại La là chỗ cố đô của Cao Vương ở vào khu vực chính trung của trời đất, có cái hình thế như cọp phục, rồng chầu, đúng cái vị trí của bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc, trước mặt và sau lưng đều có sự thuận tiện của sông núi”...

Trước ngày giải phòng (1975) ở miền Nam Việt Nam. Nguyễn Văn Thiệu cũng rất sùng bái khoa phong thủy, đã từng thuê thầy địa lý đặt lại mộ cha ở Phan Rang để táng vào nơi được đại “cát”  nhất. Thiệu muốn chức vị của mình trường tồn nên đã cho xây lại và yểm bùa dinh “Tổng thống” tức “Dinh Độc Lập”.

Nguyên nơi này trước kia được gọi là dinh Nô-rô-đôm. Nó vốn là phủ toàn quyền do thực dân Pháp xây dựng từ cuối thế kỷ 19. Khi Pháp trao trả độc lập “giả hiệu” cho Bảo Đại thì dinh mới bắt đầu đổi tên là dinh Độc Lập. Thời Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống thì ngày 27 tháng 2 năm 1962, hai phi công thuộc phái chống đối tới ném bom làm sập cánh trái của dinh. Rồi ngày 1 tháng 11 năm 1963, chế độ Ngô Đình Diệm bị lật đổ cho tới khi Nguyễn Văn Thiệu, Nguyễn Cao Kỳ lên nắm chính quyền, dinh vẫn chưa được xong. Thiệt đề ra chương trình xây lại dinh Độc Lập. Các kiến trúc sư phải thiết kế sao cho dinh mới vững chãi để chống lại những cuộc tấn công lật đổ của phe đảo chính.

Theo sách vở cũ thì bộ phận chính của dinh mới, được cấu trúc thành ba tầng lầu kéo nganh thành ba vệt dài và hệ thống cửa lớn ở chính giữa kéo thành một nét thẳng dọc từ trên xuống dưới, như một nét xổ, tất hợp lại với nhau thành chữ Vương (Vua). Chiếc kỳ đài trên nóc lầu lại tạo thành một dấu chấm trên chữ Vương và nó trở thành chữ Chủ, nghĩa là Chúa.

Trên nóc mái bằng của dinh còn có một cái lầu nhỏ gọi là “tứ phương vô sự lầu”. Cái lầu này là một nơi yểm bùa làm cho dinh được bình yên vô sự chống được mọi hiểm họa từ bốn phương ật tới.

Lầu nhỏ này xây theo hình vuông kiểu chữ “Khẩu”. Trước lầu có một đường đâm thẳng thành một nét dọc tạo thành chữ “trung”, ngụ ý dinh là trung tâm quyền lực đồng thời có nghĩa là chính giữa.

Ngày 31 tháng 10 năm 1966, đúng giờ “đại cát”, Nguyễn Văn Thiệu tới cắt băng khánh thành, dinh Độc Lập được tái tạo theo kiểu mới đó.

Từ trên cao xuống toàn bộ mặt bằng của dinh Độc Lập được xây dựng trên khu vực có hình chữ “Cát”. Nhưng rồi có người mách: con đường từ Thảo Cầm Viên đâm thẳng vào dinh như một mũi tên. Thiệu nhờ đến một “Pháp sư” yểm cho lá bùa chôn ngay giữa cổng chính. Đồng thời phía dưới dinh, Thiệu còn bố trí những rào sắt chắn đặt thường xuyên trên con lộ, “Nhất cữ, lưỡng tiện”: nó vừa tạo thành một vật cản chặt đứt ngang mũi tên. Nhưng sau 30/04/1975, dinh Độc Lập trở thành tài sản của nhân dân. Đó mới đích thực là Đại Cát và thiên niên vạn đại.

Như vậy phải chăng các thầy địa lý có khả năng tìm được những huyệt quý, định hướng nhà của, đình chùa, mồ mả để được tốt đẹp? Hoặc khi nơi đó bị “động mạch”, nếu như người ta không biết tìm đến “các ngài” để định huyệt, hướng sẽ làm cho gia chủ bị “tán gia, bại sản”, bệnh tật, ốm đau? Và muốn giải ách (tai qua, nạn khỏi) người ta phải tìm đến một lực lượng có pháp thuật nhiệm mầu, có tài năng kỳ dị là các thầy phù thủy...?

Dịch vụ tư vấn phong thủy nhà ở Phong Thủy Mật Tông xin kính chào quý khách ! Chúng tôi xin được chia sẻ đôi điều về phong thủy nhà ở

Biên soạn: Chuyên gia phong thủy Master Miu