VỊ TRÍ ĐẶT BÀN THỜ THÍCH HỢP

Bà mẹ nọ luôn lo lắng cho con, dù con cái đã thành gia thất bà vẫn luôn quan tâm đến sức khỏe và sự nghiệp của chúng. Đôi lúc quan tâm quá dẫn tới những ép buộc vô lý. Bà ép buộc con trai lớn nhất định phải đặt bàn thờ trong nhà để cầu cho gia đình bình an.

Trong phòng khách nhỏ hẹp của con trai, bà đã mua một bàn thờ khá lớn, ép con đặt vào đó. Kết quả là nửa phòng khách đã dùng để đặt bàn thờ. Xem bát tự của con trai và con dâu, hai người đều kỵ Hỏa, từ sau khi gia đình lập bàn thờ, do con dâu không tin thần thánh, thường xuyên giục chồng chuyển bàn thờ đi nhưng con trai không muốn cãi lời mẹ, thế là chỉ việc này mà hai vợ chồng cãi cọ thường xuyên.

Sau cùng bà mẹ đồng ý chuyển bàn thờ lớn ấy đi, thay bằng một chiếc bàn thờ nhỏ, đặt ở một vị trí thích hợp, trách hướng Tây Bắc và hướng Tây Nam, từ đó hai vợ chồng người con không những không cãi cọ mà còn nhanh chóng sinh con. Sau khi sinh con xong, phát hiện bát tự của đứa trẻ cần Hỏa mà vị trí của bàn thờ vừa khéo cũng nằm ở hướng Đông.

Rõ ràng, bàn thờ không phải cứ càng to càng linh nghiệm, đặc biệt ở các thành phố lớn, bàn thờ trong gia đình không nên quá to, cũng cần chú ý đến việc đặt vào vị trí thích hợp trong nhà, không nên vội vàng quyết định.

Bày bàn thờ, chủ yếu chia thành thiên bộ thần và địa chủ thần. Thiên bộ thần chỉ Quán Âm Bồ Tát hoặc thiên thần như đại thần tài (Mahakana)… Thờ các thần như Thiên bộ, Bồ Tát bộ thậm chí Phật bộ thần đều chọn dùng các pháp khí, dùng pháp khí bằng đồng là thích hợp hơn cả. Đồ cúng có thể dùng đồ đồng màu vàng kim, nhang hương, cốc thờ, đều nên chọn các vật bằng đồng.

 

Các vị thần

Thiên bộ thần

(Thiên bộ thần Quán Âm Bồ Tát hoặc thiên thần như thần tài Đại Hắc Thiên – Mahakana)

Địa chủ thần

Phương pháp

Pháp khí để cúng bái dùng các vật bằng đồng là thích hợp

Nên dùng đồ bằng gốm sứ

Cấm kỵ

Cúng bái bánh ngọt, rượu vang hoặc trái cây, hoa quả khác – không nên cúng thức ăn

Đồ cúng có thể là thức ăn ngọt hoặc rượu và các loại thịt ăn hằng ngày

Còn thổ địa thần thuộc linh thần thấp, trong lục đạo chúng sinh, các thần dưới Thiên bộ thường là người chết mà không đạt được đến Thiên bộ hoặc không thể đầu thai nhưng bản thân khi tại thế lại tích lũy phúc đức hoặc có tu trì, sau này chết đương nhiên vẫn còn lưu lại ở trần thế một thời gian, vì vậy được làm thần thổ địa, có thể cai quản một tòa nhà hoặc một khu đất. Đây là lý do vì sao có thần Thổ Địa.

Thần Thổ Địa khi đặt được một thứ nguyên hoặc một thời không nào đó, công đức đã hoàn thành sẽ rời bỏ nơi cư trú cũ để được đầu thai. Trong cuộc sống hằng ngày những khu đất được cúng bái đều là chỉ cúng bái thần thổ địa.

Những đồ vật dùng để cúng bái địa chủ thần, đồ sứ là thích hợp nhất, bởi gốm sứ thuộc Thổ, đồ cúng bái nên chọn loại có hương thơm. Thần Thổ Địa thích những đồ ăn có hương thơm. Lý tưởng nhất đương nhiên là thức ăn ngọt hoặc rượu và những loại thịt ăn thường ngày, bởi vì thần Thổ Địa cũng có những sở thích giống như con người.

Nếu bàn thờ chỉ cúng bái thiên bộ thần, chỉ nên cúng bánh ngọt, rượu hoặc các hoa quả khác, không nên cúng bằng các loại thịt, cá.

Thông thường, những người chưa quy y, tốt nhất nên đặt bàn thờ ở hướng Bắc Nam, hướng Tây Đông, bàn thờ cao chừng 4 thước, đương nhiên tốt nhất không nên để tựa vào nhà vệ sinh hoặc áp vào bên dưới dầm ngang nhà, đó là những hạn chế thường phải lưu ý.

Cách bày đặt bàn thờ Mật tông thì tự do hơn nhiều.

Là đệ tử Mật tông chính thức quy y, đồng thời sau khi bắt đầu tu hành Bồ Tát bộ và Thiên bộ, chỉ cần trên bàn thờ đặt Mạn đà la Mật tông là đã tổng hợp được tất cả Phật, Bồ Tát. Trên đỉnh trung tâm của Mạn đà la là Đại Nhật Như Lai, bên cạnh là 4 Phật 4 Bồ Tát, xung quanh có hàng ngàn vạn đức Phật hiền kiếp. Vòng ngoài cùng của Mạn đà la là vị trí của các thần được gọi là ngoại đạo và thổ địa tại đất đó. Địa chủ thần, thậm chí là tổ tiên kỳ thực đã nhận được sự cung phụng từ vòng ngoài vùng của Mạn la đà rồi.

Nếu như bạn là đệ tử Phật giáo hoặc đang tu hành Mật pháp, bàn thờ trong nhà có thể bày đặt như sau:

1. Bàn thờ không chịu ảnh hưởng của phương hướng, lý do là trong khái niệm Phật giáo hoặc Mật tông, Phật, Bồ Tát là vạn năng, không bị ảnh hưởng của phương vị nào, đặt bàn thờ ở bất kỳ vị trí nào cũng được.

2. Bàn thờ là nơi tụ tập dương khí, thường có thể đặt một đôi trường minh đặng. Vì trường minh đặng sáng suốt 24 giờ, Ngũ hành cực Hỏa, vì thế mà bày bàn thờ, ngoài tác dụng bái thần lại tạo ra các tác dụng phong thủy khác. Thành viên nào trong gia đình cần Hỏa thì nên bày bàn thờ ở phương vị tưng ứng.

Ví dụ: người bố cần Hỏa - đặt bàn thờ ở hướng Tây Bắc, người mẹ cần Hỏa – đặt bàn thờ ở hướng Tây Nam. Con trai lớn cần Hỏa – đặt bàn thờ ở hướng Đông, con gái lớn cần Hỏa – đặt bàn thờ ở hướng Đông Nam.

Con trai thứ cần Hỏa – đặt bàn thờ ở hướng Bắc, con trai út cần Hỏa – đặt bàn thờ ở hướng Đông Bắc.

Con gái thứ cần Hỏa – đặt bàn thờ ở hướng Nam, con gái út cần Hỏa – đặt bàn thờ ở hướng Tây.

3. Độ cao tốt nhất của bàn thờ là 4 thước, trên bàn thờ thực ra chỉ cần bày một đôi Mạn đà la đã có thể tổng hợp được chư Thần. Hai bên trái phải đặt hai ngọn đèn sáng, đặt bình cắm 1 hoặc 4 cành trúc phú quý bên cạnh. Ở giữa đặt thêm một tượng Phật mà bạn tôn sùng nhất, như Quán Âm Bồ Tát, thần Tài,..,

4. Trên bàn thờ đặt một bát hương, mỗi lần cúng lễ chỉ cần thắp 1 nén là được. Nếu muốn tăng thêm yếu tố Hỏa thì thắp 3 nén là được. Nếu thắp quá nhiều hương sẽ ảnh hưởng đến sự lưu thông không khí và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Lễ nghi Phật giáo có thuật ngữ gọi là “ngũ minh cụ túc”, đó là phải cúng dường một đôi hoa mãn, tức là hoa tươi và trúc phú quý, một đôi trường minh đặng tức là đèn sáng suốt 24 giờ, thêm bát hương là hoàn thành lễ phẩm cúng dường đơn giản nhất.

Nếu thờ cúng tài thần Địa Hắc Thiên, có thể cúng rượu vang, bánh ngọt, sôcôla, nhưng cần chú ý sau đó phải ăn hết đồ cúng mới tạo ra được hiệu ứng.

Nguồn theo: Đạo sư phong thủy Lý Cự Minh

Biên soạn: Chuyên gia phong thủy Miu Decor